Khangthinh.vn

0
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!
0
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!

Mua xe máy cũ - xe côn tay cũ đừng để bị lừa?

Đa số mọi người bị lừa do thiếu hiểu biết hoặc không biết đến những mãnh khoé của những kẻ bất lương này. Đặc biệt với những người đang có ý định mua xe máy cũ, xe côn tay cũ có giá trị thường dễ bị l

Đa số mọi người bị lừa do thiếu hiểu biết hoặc không biết đến những mãnh khoé của những kẻ bất lương này. Đặc biệt với những người đang có ý định mua xe máy cũ, xe côn tay cũ có giá trị thường dễ bị lừa nhất.
Vì vậy nếu bạn đang có ý định mua xe máy cũ nhưng chưa có kinh nghiệm về xe máy nhiều thì cùng Khang Thịnh tìm hiểu ngay 10 điều sau đây sẽ giúp bạn không bị mắc lừa và nhanh chóng sở hữu chiếc xe máy phù hợp với chất lượng tốt nhất nhé.

10 điều cần kiểm tra trước khi mua xe máy cũ

1. Kiểm tra bề ngoài xe

Bước đầu tiên khi mua xe cũ là kiểm tra tình trạng tổng thể bên ngoài, tất cả từ thân xe, vỏ xe, bộ decal, yên xe, tay lái, ốp pô...Nếu bạn thích nó hãy đi đến các chi tiết để xem có nên quyết định mua chiếc xe này không?
Kiểm tra các vị trí như 2 bên tay lái, thanh chắn bùn, đệm để chân...vì các vị trí này nếu bị ngã xe sẽ dễ dàng bị trầy xước nhất.
Kiếm tra độ cân bằng tay lái hay khung xe có mối hàn mới nào không, có cong vẹo gì không. Những điều này có thể liên quan đến một vụ va chạm hoặc ngã nặng và có thể ảnh hưởng đến động cơ.

2. Kiểm tra động cơ xe

Việc kiểm tra đông cơ rất hữu ích trong việc đưa ra quyết định. Đièu này có thể thực hiện bằng cách hỏi các thông tin trải nghiệm thực tế từ chủ xe, chẳng hạn như đã từng va chạm chưa? ngã hay không? đã bao giờ thay đổi bất cứ một bộ phần nào trong máy chưa? thường thay dầu trong bao lâu? lần cuối thay dầu là khi nào? động cơ chạy ổn định không? hay dầu thay của hãng nào?

3. Kiếm tra hệ thống phanh
Phanh và động cơ liên quan mật thiết tới nhau và kiểm tra phanh cũng cho biết chủ nhân chăm sóc xe tốt như thế nào? vì phanh là hệ thống quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến mức độ an toàn khi tham gia giao thông. Hãy thận trọng kiểm tra từ tay phanh cho đến đĩa phanh xem có vết tích nào như cong vênh ko?
Hãy thử dựng chân chống giữa lên vào quay bánh xem có bị kẹt phanh không? và nếu được hãy thử di chuyển một đoạn xem phanh bánh trước, bánh sau có âm thanh nào lạ thường không? kiểm tra mức độ trơn trượt, độ nông sâu của chân phanh...

4. Kiểm tra trước - sau

Phạm vi phía trước bao gồm tất cả từ bánh xe, lốp, giảm xóc, đèn pha, xi nhan, đồng hồ...ngồi lên và bập bênh nhún thử xem giam xóc trước có hoạt động như mong muốn không? mặt sau cũng vậy từ giảm xóc cho đến ống pô hay chắn bùn, râu lốp, nhông xích...

5. Kiếm tra phía trước - công tơ mét và đèn điện

Nhìn xem xe đã chạy được bao nhiêu KM và liệu nó có phải là một cái đã được thay mới không? điều này vô cùng quan trọng. Một chiếc xe đi 20000km khác hẳn một chiếc xe mới đi 10000km. 

Kiểm tra ổ khoá (cực kỳ quan trọng), vị trí khoá từ, độ chắc chắn khi khởi động? và xem liệu đây là một chiếc khoá đã sử dụng lâu rồi hay vừa mới thay. Liệu chúng ta có mua nhầm phải một chiếc xe ăn cắp?

Sau đó hãy các đèn nền đồng hồ và các tín hiệu có hoạt động không. Nếu có bất cứ đèn cảnh báo nào thì bạn phải hỏi vấn đề đã bị lâu chưa? đã khắc phục lần nào chưa? Bạn nên nhớ một chiếc hộp đèn xe côn tay không hề rẻ.

6. Kiểm tra phần thân xe

Kiểm tra thật kỹ phần thân xe xem có vết lõm hay các vết mối hàn còn nguyên bản không. Nếu có thể bạn nên kiểm tra cả vị trí mối hàn giữa khung xe và cổ xe xem có dấu hiệu bị nứt hay không, là mối hàn cũ hay mới? cần kiểm tra thật kỹ các phần này.

7. Kiểm tra ống xả

Ống xả và miếng đệm khí thải, các bu lông cổ ống có hoàn chỉnh không? Sau đó kiểm tra xem tình trạng ống xả, các vết gỉ ăn thép, tiếng động pô xe...một số người thích độ bô nhưng một số lại thích mọi thứ thật nguyên bản.

8. Nhông xích - trục sau

Đây được coi là hệ thống truyền động của xe. Ngoài việc thay đổi hoặc bảo trì chủ xe cũng phải tự mình kiểm tra. cũng như nhông xích, bạn phải xem toàn bộ hệ thống bao gồm cả việc xem mức dầu thực tế...

9. Kiểm tra máy và trải nghiệm thực tế

Nói chung trước khi mua xe phải chạy thử xem sao, nếu người bán không cho thì rất có thể nó có một điều gì đó bất thường hoặc bạn chưa tạo được niềm tin.
Hãy thử nổ máy xe và lắng nghe xem có âm thanh gì lạ hoặc bất thường phát ra không? sau đó lái thử một vòng, đánh thử tay lái hay thử tăng tốc...đừng ngại thử bất cứ điều gì.

10. Kiểm tra giấy tờ đăng ký xe

Việc cuối cùng này vô cùng quan trọng. Liệu chiếc xe này là chính chủ hay là không? kiểm tra số khung, số máy có trùng nhau không? vì nếu không cẩn thận rất có thể đây là một chiếc xe ăn trộm, phạm pháp và bạn vô tình trở thành người tiêu thụ nó.

 

Kết luận

Trên thực tế cách kiểm tra trước khi mua xe máy cũ này có thể áp dụng cho hầu hết các loại xe đang có trên thị trường. Từ xe ga, xe số, xe tay côn...càng cẩn thận chúng ta càng dễ dàng tìm được chiếc xe ứng ý nhất mà không phải "giá như". Chúc bạn tìm mua được một chiếc xe ưng ý.

Nếu cần Khang Thịnh có rất nhiều phụ kiện xe máy suzuki. nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến xe máy mời các bạn ghé qua showroom của chúng tôi. Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách.